Google Panda là gì? Nguyên nhân khiến những website thường xuyên dính án phạt Google Panda mới nhất là như thế nào? Bài viết sẽ đề cập chi tiết hơn đến khái niệm và những vấn đề quan trọng liên quan đến thuật toán Google Panda.
Google Panda là gì?
Google Panda hay Google Panda Back là thuật toán liên quan đến SEO của Google và được phát hành vào tháng 2/2011. Thông qua Google Panda, những thông tin kém chất lượng, thông tin rác, nội dung không thu hút,… sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi nền tảng Google.
Hơn thế nữa, Google Panda còn giữ vai trò quan trọng khi có thể thay đổi thứ hạng của các bài đăng trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) công bằng và cho ra những kết quả có tính tối ưu cao. Qua đó, những nội dung có chất lượng tốt, phù hợp thị hiếu của người đọc được xếp hạng ở vị trí cao hơn.
Thuật toán Google Panda là gì?
Thuật toán Google Panda giúp đánh giá những yếu tố nào?
- Mức độ tin cậy của nội dung được website cung cấp, bao gồm: chất lượng, tính chi tiết và chọn lọc của thông tin, loại bỏ những nội dung dư thừa,…
- Mức độ quan tâm và thị hiếu của người dùng mạng xã hội đối với những tin tức hot, tin tức có giá trị cao.
Các nội dung khiến website lĩnh án phạt Google Panda Back
Như chia sẻ trong phần trên, Google Panda là một thuật toán được thiết lập bài bản giúp đánh giá chất lượng bài viết của một website. Do đó, những nội dung thông tin vi phạm hoặc không phù hợp với tiêu chí đánh giá của Google Panda có khả năng khiến website lĩnh án phạt từ thuật toán Panda.
Những nội dung nào sẽ bị Google Panda khai tử?
Nội dung mỏng, thưa thớt (Thin Content)
Thường là những bài chia sẻ các thông tin rời rạc, không mang đến giá trị cho người đọc. Nội dung mỏng sẽ xuất hiện nhiều ở những bài viết content có độ dài ngắn và chất lượng thông tin kém.
Thông tin trùng lặp, copy các bài viết cũ
Các bài viết có chứa những đoạn thông tin được sao chép từ nơi khác, không qua chỉnh sửa sẽ bị Google Panda phạt nặng. Thông thường, những bài viết này sẽ bị giảm thứ hạng xuất hiện trên mục tìm kiếm, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận khách hàng mục tiêu hơn.
Content Farming
Content Farming là thuật ngữ quen thuộc được dùng khi nói về những website chuyên đi sao chép nội dung bài viết từ những website khác. Các bài viết sao chép được nhồi nhét hàng loạt từ khóa SEO để nâng điểm SEO cao hơn website đăng bài gốc.
Các bài viết này thường chỉ tập trung tăng điểm SEO và thứ hạng trên mục tìm kiếm thông tin của Google. Bài viết không mang đến những giá trị cao về mặt nội dung và chất lượng thông tin cung cấp đến người đọc.
Dấu hiệu báo động website của bạn đã bị Google Panda phạt
- Sử dụng Webmaster Tool: Webmaster Tool giúp bạn nhận được các thông báo liên quan đến bài viết và những báo cáo quan trọng nếu website bị dính án phạt của thuật toán Google Panda.
- Kiểm tra lưu lượng truy cập trong GA: Những website khi dính án phạt Panda sẽ bị giảm lượng tương tác nhanh chóng và nghiêm trọng. Bạn có thể kiểm tra thông qua các báo cáo về lưu lượng tìm kiếm và theo dõi thông tin trên hệ thống GA.
Cách giúp website khắc phục khi dính phạt Google Panda Back
Cách biến đổi website dính án Google Panda thành website chất lượng
Nội dung
Thông tin được cung cấp đến người đọc luôn là tiêu chí đánh giá đầu tiên của thuật toán Google Panda. Do đó, các website nên tập trung đầu tư và nghiên cứu tạo nên các bài đăng có giá trị cao, tính hữu ích đối với người đọc cao.
Những website thường xuyên cung cấp các nội dung chất lượng, thông tin mới và hợp xu hướng chung sẽ có thứ hạng tiếp cận khách hàng cao hơn. Nếu website của bạn dính án phạt, nên tập trung đổi mới nội dung và chất lượng thông tin càng sớm càng tốt.
Tối ưu hoá nội dung cần truyền đạt
Các thẻ heading đóng vai trò quan trọng giúp tối ưu hoá nội dung chính của bài viết. Người viết nên tập trung triển khai thông tin một cách ngắn gọn, xúc tích và được phân chia vào các mục heading rõ ràng.
Xoá bỏ những bài viết có nội dung kém
Bạn cần mạnh dạn và chủ động hơn khi thanh lọc những bài viết kém chất lượng, nội dung không có giá trị cao. Xoá bỏ những bài viết kém giúp website của bạn được đánh giá cao hơn và tránh tình trạng bị hạ điểm xếp hạng trong mục tìm kiếm trước các đối thủ cạnh tranh.
Cải thiện chỉ số CTR
CTR được hiểu là số lần mà người đọc click chuột vào bài viết trên website. Do đó, các nội dung được điều chỉnh tốt sẽ giúp cải thiện chỉ số CTR tốt hơn.
Mặt khác, người dùng có thể tận dụng sử dụng Internal Link hoặc Eternal Link giúp tăng mức độ phủ sóng và liên kết cho các bài viết. Người đọc có thể tìm kiếm các bài viết liên quan đến vấn đề đang tìm hiểu nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
Nói không với quảng cáo quá đà
Website nên lựa chọn mức độ xuất hiện của quảng cáo trong mức cho phép. Bạn cần tránh tình trạng chèn quá nhiều quảng cáo của đối tác vào trong cùng một bài viết.
Phân chia và sắp xếp các loại quảng cáo phù hợp với nội dung góp phần tăng hiệu quả tiếp cận của bài. Qua đó, người đọc có thể tiếp cận cùng lúc nhiều nội dung có giá trị cao hơn.
Qua bài viết trên, các bạn đọc đã nắm được Google Panda là gì và một số thông tin quan trọng xoay quanh thuật toán. Các website được đánh giá cao trên nền tảng của Google Panda Back nên điều chỉnh và mang đến những thông tin có giá trị cao. Nếu bạn đọc cần giải đáp thêm các thông tin liên quan khác, vui lòng liên hệ Seotoro qua hotline 0971 206 168 nhé.