Google tag manager là gì? Đây có thể là công cụ khá quen thuộc đối với những người làm quảng cáo Google nhưng với SEOer hoặc những người làm marketing đơn thuần thì đây lại là một công cụ khá lạ lẫm và thường ít khi được đề cập đến. Có thể bởi họ không hiểu rõ công cụ này hoặc chưa thấy được hiểu quả mà Google Tag Manager mang lại.
Sau bài viết này có khi bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ của mình về công cụ này đấy. Tin tôi đi! Có khi bạn còn trở thành “fan” trung thành của Google Tag Manager cũng nên.
Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn Google Tag Manager là gì và những lý do tại sao nên sử dụng công cụ này.
Google Tag Manager là gì?
Định nghĩa một cách đầy đủ thì Google Tag Manager (GTM) là một trình quản lý thẻ chuyên nghiệp, cho phép bạn có thể cập nhật nhanh chóng và dễ dàng các thẻ của Google như Adwords, Google Analytics, Floodlight, Facebook Pixel hoặc thẻ của bên thứ 3 hay thẻ từ giao diện người dùng trong Trình quản lý của Google lên website hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động thay vì phải chỉnh sửa mã của trang web.
Tiện ích này sẽ giúp bạn giảm thiểu các lỗi gặp phải, không cần tham gia vào quản trị web nhưng vẫn nhanh chóng triển khai được các thẻ cần thiết trên website của mình.
Định nghĩa trên có phần hơi dài dòng nhưng lại đầy đủ. Đối với những bạn mới tìm hiểu về Google Tag Manager thì chắc sẽ khó hình dung được vai trò của công cụ này, nên để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn mình sẽ đưa ví dụ minh hoạ cụ thể.
Các bạn hãy hình dung đơn giản như sau, nếu thực hiện gắn thẻ theo cách thủ công thì các bạn sẽ phải cài mã của thẻ đó (Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads…) vào mã nguồn của website mình. Tuy nhiên tuỳ vào mức độ của chiến dịch mà bạn sẽ quyết định cài những thẻ nào, thường thì cấp độ càng cao bạn sẽ phải cài càng nhiều thẻ.
Khi đó sẽ có quá nhiều đoạn code cần đặt vào website của bạn, điều này dễ dẫn đến nhầm lẫn trong thao tác lẫn quản lý thẻ, chưa kể việc chứa quá nhiều code sẽ khiến cho website của bạn load chậm hơn so bình thường. Vì thế Google Tag Manager ra đời là để giải quyết những vấn đề đó.
Với GTM, bạn chỉ cần đặt đoạn code 1 lần duy nhất từ GTM vào website của mình và sau đó bạn chỉ việc thao tác, cập nhật, quản lý trên tài khoản GTM mà không cần phải đụng đến website của mình nữa. Và email marketing hiệu quả cũng là một cách để mở rộng hình thức kinh doanh.
Chức năng của Google Tag Manager là gì?
Như nội dung đã đề cập ở phần định nghĩa thì chức năng chính của Google Tag Manager là hỗ trợ người dùng cập nhật và quản lý tất cả các thẻ đươch thêm vào website.
Ngoài ra, chúng còn có tác dụng:
+ Theo dõi hành vi của người dùng
+ Giảm thời gian load của website do bị cài vào quá nhiều đoạn code gây tốn dung lượng
+ Không phải phụ thuộc vào dev quá nhiều vì chỉ cần cài 1 đoạn code theo dõi 1 lần duy nhất
+ Hỗ trợ đo lường mức độ chuyển đổi của website
Và rất nhiều chức năng nhỏ lẻ khác. Sau khi đã hiểu rõ Google Tag Manager là gì và chức năng của chúng thì bây giờ chúng ta bắt đầu vào cách triển khai Google Tag Manager luôn nhé.
Cách cài đặt Google Tag Manager
Lưu ý:
+ Nếu chưa đăng nhập tài khoản Google, bạn phải thực hiện đăng nhập thì mới được phép tạo tài khoản.
+ GTM có 2 loại bao gồm GTM dành cho website và GTM dành cho ứng dụng thiết bị di động. Trong bài viết này mình chỉ hướng dẫn loại GTM dành cho website thôi nhé.
Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào đường link sau để đăng ký tạo tài khoản GTM
https://tagmanager.google.com/
Bước 2: Nhấn vào “Tạo tài khoản”
Bước 3: Điền tên tài khoản và chọn quốc gia là “Việt Nam” . Sau đó bạn tick vào ô “ Chia sẻ dữ liệu một cách ẩn danh với Google và các sản phẩm khác”.
Tiếp theo ở phần thiết lập vùng chứa, bạn hãy điền website mình vào (chú ý nhập website không chứa http:// hay https:// nhé) rồi sau đó chọn nơi sử dụng vùng chứa là “Web”.
Nhập đầy đủ thông tin xong thì nhấn “Tạo”
Bước 4: Khi đó “Thoả thuận điều khoản dịch vụ Trình quản lý thẻ Google Tag Manager” sẽ hiện ra. Bạn hãy nhấn vào “Có”.
Bước 5: Sau đó GTM sẽ gửi cho bạn 2 đoạn mã code.
+ Đoạn đầu bạn hãy dán vào trong thẻ <head>
+ Đoạn sau bạn hãy dán vào trước thẻ </body>
Nếu không thể tự thực hiện, bạn nên nhờ coder hỗ trợ nhé.
Bước 6: Sau khi gắn mã lên website xong, bạn hãy vào lại trình quản lý GTM và bấm chọn “Gửi” để GTM cập nhật mã trên website của bạn.
Kiểm tra GTM đã được cài đặt thành công hay chưa?
Nếu bạn muốn kiểm tra xem website của mình đã nhận mã GTM thành công hay chưa, bạn hãy thực hiện như sau:
+ Vào cửa hàng tiện ích trên Google Chrome
https://chrome.google.com/webstore/category/extensions
+ Gõ tìm kiếm “Google Tag Assistant”
+ Chọn tiện ích có tên “Tag Assistant (by Google)”
+ Nhấn vào “Thêm vào Chorme”
+ Chọn “Thêm tiện ích”
+ Click vào biểu tượng “Tag Assistant” rồi nhấn “Enable” và load lại trang.
+ Nếu GTM có mã trùng với mã trong GTM như hình thì có nghĩa bạn đã hoàn thành giai đoạn cài đặt.
Hướng dẫn cài thẻ Google bằng Google Tag Manager
Bạn có thể chọn cài đặt bất kỳ thẻ nào trên GTM mà mình muốn, trong bài viết dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cài thẻ Google Analytics (Nếu chọn thẻ khác, các bạn cũng thực hiện tương tự nhé!).
Lưu ý: Hướng dẫn trên là cách cài thẻ lần đầu tiên trên GTM nên trước khi cài thẻ, các bạn phải tạo biến đã nhé. Những lần sau, các bạn không cần phải tạo biến nữa.
Bước 1: Click vào phần “Biến” trong GTM. Sau đó chọn “Mới” ở phần Biến do người dùng xác định.
Bước 2: Đặt tên Biến vừa tạo là “Google Analytics”, sau đó chọn loại biến là “Cài đặt Google Analytics” bên phải màn hình.
Bước 3: Vào Google Analytics đăng ký tài khoản cho website để lấy ID theo dõi, sau đó dán ID đó vào phần biến Google Analytic trong GTM rồi lưu biến đó lại.
Bước 4: Vào phần “Thẻ” trong GTM và nhấn vào “Mới” để tạo thẻ mới
Bước 5: Đặt tên cho thẻ mới là “Google Analytics” rồi bấm vào phần chọn loại thẻ, ở ngay bên phải màn hình là bảng những thẻ phổ biến người dùng hay sử dụng, bạn chọn “Google Analytics – Universal Analytics”.
Bước 6: Trong phần cấu hình thẻ, bạn chọn biến cài đặt Google Analytics là “{{Google Analystics}}” nhé.
Bước 7: Phần kích hoạt, chọn “All Page” sau đó bấm “Lưu” để hoàn thành quá trình cài đặt thẻ.
Bước 8: Cũng giống như việc cài đặt GTM, kết thúc bạn nhớ nhấn “Gửi” để hệ thống cập nhật cài đặt nhé.
Vậy là xong!
Bên cạnh đó bạn hãy tham khảo bài viết inbound marketing là gì tại webite Seotoro nhé.
Tổng hợp
Bài viết này được Seotoro chúng tôi tạo ra mới mục đích giúp các bạn hiểu hơn về Google Tag Manager là gì và làm thế nào để có thể cài đặt thẻ trên GTM. Đây chỉ là bước khởi đầu, còn nhiều vấn đề hay ho khác của GTM sẽ được chúng tôi bật mí ở những bài viết sau nên các bạn nhớ theo dõi nhé.
Đây là một công cụ rất hay và hữu ích, sẽ giúp các bạn giải quyết rất nhiều vấn đề trong quản trị website đấy.