Với những nhà quản trị website thì khái niệm Subdomain đã trở nên quá quen thuộc rồi. Tuy nhiên thì khái niệm này lại không phổ biến khiến cho nhiều người, đặc biệt là quản trị viên mới, nhà kinh doanh muốn tìm hiểu về website. Vậy thực chất Subdomain là gì? Cách cài đặt cũng như sử dụng ra sao cho thật hiệu quả ? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây của SEOTORO để hiểu rõ hơn nhé!
Subdomain là gì?
Subdomain thực chất là một phần bổ sung tên miền chính của bạn, hay còn được gọi là tên miền phụ. Việc tạo ra Subdomain sẽ giúp điều hướng đến những phần khác nhau trên web chính của mình. Với 1 tên miền chính, người dùng hoàn toàn có thể có thêm nhiều Subdomain nếu như cần để truy cập các trang khác theo ý muốn.
Hoạt động tạo Subdomain là miễn phí 100%. Hơn nữa nó còn hoạt động tách biệt hẳn giống như một web bình thường và đặc biệt là không hề ảnh hưởng đến bất kỳ một backlink nào của Domain chính cả.

Lợi ích khi chọn sử dụng Subdomain
Nhờ sự xuất hiện của Subdomain đã mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho người dùng. Nhất là các quản trị viên nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Một số lợi ích điển hình có thể kể đến bao gồm:
Tiết kiệm nguồn chi phí
Subdomain sẽ là miễn phí khi mà bạn đã đăng ký tên miền. Khi đó không cần mua Domain mới mà vẫn tạo ra được nhiều website theo mong muốn ở dạng Subdomain. Hơn nữa bạn cũng có thể tận dụng giao diện thiết kế trên site Domain chính mà không phải tốn chi phí thuê thiết kế web nữa.
Tách blog hay chủ đề mời ra khỏi web chính
Tận dụng Subdomain tác các Module ở website chính ra thành một hay nhiều website độc lập. Vì có đôi khi, quá trình quản lý nhiều web độc lập theo từng mục đích cụ thể sẽ dễ dàng hơn so với quản trị, phát triển website đa năng.
Tạo web ở dạng Subdomain cho 1 nhóm đối tượng
Hầu hết mọi người sẽ sử dụng Subdomain theo mục đích này. Bởi doanh nghiệp có nhiều chủ đề thì việc quản lý nội dung/chủ đề mới có thể khiến website chính khó quản lý, ảnh hưởng. Khi tác ra sẽ dễ quản lý, dễ xây dựng nội dung phù hợp với tệp đối tượng nhất định.
Việc dùng Subdomain tương đối phù hợp trong quá trình giải quyết vấn đề này. Theo đó bạn sẽ dễ dàng tách riêng chủ đề, blog sang website mới dạng tên miền phụ rồi tiến hành lên kế hoạch biên tập nội dung phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến website chính.

Phát triển web dành riêng cho giao diện mobile
Hoạt động dùng Subdomain dành riêng cho giao diện mobile đã không còn quá xa lạ nữa rồi. Ví dụ như là “m.facebook.com”, tuy nhiên hiện tại việc dùng kiểu này ít được áp dụng. Trường hợp người dùng mà truy cập tại PC thì địa chỉ trả về là “abs.com”, ngược lại nếu dùng di động thì URL trả về là m.abc.com.
Vậy nên đa phần thiết kế web sẽ tương thích với nền tảng di động. Khi mà người dùng tiến hành truy cập vào web đó nó sẽ tự xác định là PC hay Mobile rồi trả về layout phù hợp nhất.
Hướng dẫn cách tạo, quản lý Subdomain
Subdomain được tạo dễ dàng thông qua công cụ quản lý cPanel. Chi tiết các bước thực hiện diễn ra tuần tự như sau:
- Bước 1: Đặt tên miền phụ là Subdomain
Đầu tiên bạn hãy nghĩ cho mình một cái tên thật phù hợp cho chức năng của Subdomain muốn tạo. Nên chọn tên mô tả thật ngắn gọn, giới hạn trong 1 từ. Việc này giúp các URL trông dễ nhớ và chuyên nghiệp.
- Bước 2: Đăng nhập vào trong cPanel
Muốn bắt đầu tạo Subdomain của bạn thì hãy đăng nhập vào cPanel từ nhà cung cấp Hosting. Thường thì mỗi một đơn vị sẽ có tài khoản đăng nhập, setup riêng biệt cho cPanel của họ.

- Bước 3: Nhập tên, điều hướng Subdomain về 1 website
Bạn hãy truy cập phần Subdomain hay Add Subdomain. Tại đây nhập các thông tin liên quan đến tên miền phụ, web chính. Hãy lưu ý rằng nhập đầy đủ tên web, mục Document Root được tạo tự động. Tiếp theo hãy nhấn nút Create.
- Bước 4: Thực hiện khai báo Records DNS
Sau khi đã thêm Subdomain rồi thì bạn phải khai báo Records DNS cho Subdomain mới này bằng cách truy cập vào trang quản lý tên miền rồi điều hướng đến DNS, chọn vào Add. Kế tiếp là thêm các thông tin cần thiết theo yêu cầu như tài khoản IP, địa chỉ IP kết nối với tên máy chủ đích, wildcard domain hay tên máy chủ.
- Bước 5: Chọn Create, chờ Subdomain mới duyệt thành công
Cuối cùng hãy nhấn chọn vào Create, chờ Subdomain mới của bạn được xét duyệt là hoàn tất. Thông thường quá trình chờ đợi sẽ mất từ 30 phút cho đến 24h để cho Subdomain được triển khai, hoạt động ở trên web.
Hướng dẫn triển khai tên Subdomain của web đúng cách
Bạn cần suy nghĩ về những mục tiêu chính của website khi chưa chắc chắn liệu mình có nên tạo một web dưới tên www hay tên Subdomain nào đó. Những trang liên quan đến mục tiêu sẽ phải thuộc www và tùy chỉnh tên Subdomain khác nhằm tạo nên phần quan trọng khác cho website.

Ngược lại nếu mà bạn chủ yếu viết blog, bán hàng hóa trên web thì hãy dùng www.mywebsite.com cho blog, dùng store.mywebsite.com cho cửa hàng. Nhờ cách triển khai các tên Subdomain đúng cách thì bạn có thể sắp xếp, quản lý nội dung riêng biệt thật tiện lợi và hiệu quả. Hơn nữa người dùng cũng dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ cần để tạo tiền đề triển khai SEO website thật hiệu quả.
Nhìn chung thì Subdomain là một công cụ tuyệt vời, miễn phí và mang đến nhiều công dụng cực kỳ hữu ích. Tuy nhiên bạn cũng đừng sử dụng quá nhiều Subdomain cho website của mình vì chúng chỉ phát huy hiệu quả nếu được vận dụng đúng mục đích. Mong rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, hiểu được Subdomain là gì? Mọi ý kiến cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với SEOTORO nhé!