Đối với một trang web nói chung, sẽ có 2 loại liên kết đó chính là Internal link và External link (liên kết ra bên ngoài trang). Và trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến Internal link là gì và những công dụng mà nó mang tới.
Định nghĩa Internal link là gì?
Internal link hay chúng ta vẫn biết đến với cụm từ là link liên kết nội bộ. Nói một cách dễ hiểu hơn, Internal link sẽ điều hướng người dùng từ URL này đến URL khác trên cùng 1 website.
Internal link là gì? Các dạng Internal link
Internal link được biết đến có 2 biến thể đó chính là:
- Liên kết trỏ tại cùng 1 trang, tức là nếu bạn ấn vào link này, bạn sẽ đi đến 1 phần khác của bài đăng này.
- Liên kết trỏ đến một trang khác cùng tên miền, ví dụ là nếu bạn ấn vào link này, bạn sẽ đi đến trang khác (như trang giới thiệu về dịch vụ,…).
Hiện nay, những Internal link phổ biến mà các bạn hay thấy đó chính là:
- Link từ mục lục của bài đến các danh mục trong bài viết
- Link từ bài viết này đến một bài viết khác
- Link được tạo dưới dạng một banner đặt trên website
Tóm lại, định nghĩa chính xác nhất về Internal link là gì có thể giải thích như sau: Internal link là một dạng liên kết trỏ đến các trang trên cùng một domain.
Công dụng của Internal link
Internal link được coi là rất quan trọng trong SEO, cung cấp nhiều giá trị cho trải nghiệm người dùng. Về mặt tổng quan, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy những công dụng sau của Internal link:
- Xây dựng một cấu trúc hoàn chỉnh cho website
- Tăng được thứ hạng các trang nội bộ, từ đó giúp chúng dễ dàng được nhận biết hơn đối với công cụ tìm kiếm
Công dụng của Internal link trong SEO
- Nâng cao trải nghiệm người dùng, giúp dễ dàng điều hướng đến những thứ mà họ quan tâm
- Có thể làm Menu cho trang web
- Google index được bài viết nhanh hơn
- Giảm tỷ lệ bị thoát khỏi trang
- Tạo nhiều liên kết tới Landing page, tăng lượng traffic, tăng tỷ lệ chuyển đổi
Từ những công dụng trên ta có thể dễ dàng nhận thấy, Internal link không chỉ quan trọng đối với website, với người dùng mà nó còn là yếu tố ảnh hưởng đến công cụ tìm kiếm.
Các mô hình xây dựng SEO Internal link hiệu quả
Mô hình kim tự tháp
Mô hình đầu tiên Seotoro muốn giới thiệu đến cho bạn là mô hình kim tự tháp.
Giải thích về mô hình này như sau: Trang chủ sẽ liên kết đến các mục nổi bật, mục đáng chú ý, đồng thời, các chuyên mục sẽ được thiết kế để liên kết ngược lại trang chủ cộng với những từ khóa liên quan.
Cấu trúc Internal link này sẽ cực kỳ hữu hiệu nếu các bạn muốn SEO chuyên mục, từ khóa quan trọng và khó lên. Bạn cũng sẽ phải cần rất nhiều tài nguyên để có thể buff cho trang chính nếu xây dựng mô hình kim tự tháp 3 hoặc 4 tầng.
Mô hình Internal link Kim tự tháp
Nếu trong quá trình xây dựng gặp lỗi, bạn cũng không mất quá nhiều thời gian và công sức để để khắc phục, bởi đường đi của Internal link trong mô hình này được xem là đơn giản hơn so với những mô hình khác.
Mô hình bánh xe
Tiếp đến là cấu trúc bánh xe Internal link. Mô hình này sẽ đạt được hiệu quả cao nhất nếu như bạn muốn SEO nhiều từ khóa khác nhau trên cùng một website. Đối với mô hình này có điểm khác đó là việc tìm kiếm và điều hướng sẽ không đổ về một đích như với mô hình Kim tự tháp, mà chia đều ra với tất cả các web.
Các trang nhỏ sẽ nhận được sức mạnh gần như là bằng nhau, trang chính cũng sẽ nhỉnh hơn so với trang nhỏ nhưng không quá đáng kể. Mô hình này hợp với những trang có nhiều thời gian, bởi việc SEO từ khóa sẽ lên từ từ.
Mô hình Internal link dạng bánh xe
Mô hình này cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm song song. Đầu tiên, về điểm cộng, có thể nói tất cả các từ khóa trong website sẽ được đẩy mà lên top, tuy nhiên mất khá lâu. Về điểm trừ của mô hình, đó là khá rắc rối. Nếu muốn sử dụng mô hình bánh xe thì bạn sẽ phải vạch ra đường đi Internal link một cách chi tiết và rõ ràng. Bởi nếu một bài viết trong hệ thống vì lý do nào đó mà bị xóa đi, nếu không biết link nào trỏ về bài này thì Internal link từ các trang khác dẫn về đều xuất hiện lỗi 404.
Thông thường, các SEOer sẽ không lựa chọn mô hình này, xét về tổng thể thì nó khá khó và không mang lại hiệu quả tức thì.
Mô hình cộng hưởng (mô hình Wheel)
Đây là một mô hình kết hợp giữa kim tự tháp và bánh xe, đem lại hiệu quả cao khi sử dụng. Vì là sự kết hợp của cả 2 mô hình, nên nó thừa hưởng được tất cả ưu điểm từ 2 mô hình trên, vừa dễ triển khai, lại có thể đẩy site chính lên nhanh nhất.
Về chi tiết mô hình thì bạn có thể xem hình dưới đây
Mô hình Internal link Wheel
Bạn có thể thấy, xung quanh URL SEO sẽ có rất nhiều các nội dung bổ trợ (support content). Bên cạnh đó, mỗi bài bổ trợ này sẽ lại link với nhau, sau đó sẽ cùng trỏ về một danh mục chính, tạo thành một vòng tròn khép kín và vững chắc.
Mô hình này cũng đã được Google khuyến khích sử dụng khi xây dựng website, bởi nếu kết hợp với kỹ thuật Phantom Keywords sẽ có thể mang lại lượng traffic vô cùng lớn và bền vững.
Lưu ý khi sử dụng Internal link
Khi lựa chọn được mô hình Internal link, để có thể đạt được kết quả cao khi sử dụng điều hướng, bạn cần nắm được những lưu ý như sau:
Số lượng đặt liên kết nội bộ: Đối với những bài viết có khoảng 800 chữ, bạn nên đặt từ 3 đến 5 Internal link, nếu sử dụng quá nhiều vừa ảnh hưởng đến đánh giá Google, lại vừa gây nên cảm giác khó chịu cho người dùng.
Vị trí đặt link liên kết: Về cơ bản, tốt nhất những Internal link này nên đặt ở phần nội dung chính của bài viết. Nếu sử dụng Anchor text thì nên chèn ít nhất 1 từ khóa mà bạn muốn SEO vào. Seotoro gợi ý bạn nên đặt 1 link ở đầu bài viết trỏ về trang chủ web, 1 link cuối bài trỏ về chuyên mục tiếp theo.
Trên đây Seotoro đã giải đáp thắc mắc cho bạn Internal link là gì cũng như các mô hình xây dựng. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong công việc, cũng như có cái nhìn chi tiết hơn về phạm trù này. Nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin liên quan hãy liên hệ hotline 0971 206 168 nhé.