STP là gì? Vai trò của chiến lược STP trong doanh nghiệp

Ngày nay, “làn sóng” công nghệ hiện đại, Internet và những trang mạng xã hội là các công cụ tìm kiếm mạnh mẽ dẫn đến việc phân tích nhu cầu và chiến lược STP dễ dàng hơn bao giờ hết. Vậy chiến lược STP là gì? Hãy cùng Seotoro.vn đi tìm lời giải đáp ngay bên dưới đây!

Chiến lược STP là gì?

STP chính là viết tắt của cụm từ “Segmentation Targeting Positioning”, tạm dịch: phân khúc thị trường, lựa chọn các thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường.

Hiểu đơn giản, chiến lược STP chính là hoạt động nghiên cứu, xác định phân khúc thị trường, lựa chọn các thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến thông qua những chiến dịch tiếp thị phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng định vị sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng mục tiêu.

Chiến lược STP là gì?

Chiến lược STP này sẽ bao gồm một mô hình ba bước kiểm tra các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng như cách mà các doanh nghiệp truyền tải lợi ích của chúng đến với phân khúc khách hàng .

Vai trò của chiến lược STP trong doanh nghiệp

Chiến lược STP giúp đem lại lợi thế cạnh tranh đến cho doanh nghiệp 

Khi áp dụng chiến lược STP, thay vì tập trung vào rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và không có sự chọn lọc thì doanh nghiệp sẽ hướng đến một đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể và sẽ xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp để thu hút đối tượng khách hàng đó.

Những thông điệp truyền thông phù hợp với các đối tượng khách hàng cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có thể tạo ấn tượng tốt hơn trong cảm nhận của khách hàng, từ đó có thể thuyết phục họ sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp thay vì sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Vai trò của chiến lược STP trong doanh nghiệp

Chiến lược STP sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng 

Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh thì doanh nghiệp cần phải thuyết phục khách hàng một cách hiệu quả từ đó khuyến khích họ lựa chọn sản phẩm của mình.

Việc sở hữu lợi thế cạnh tranh khi sử dụng chiến lược STP có thể giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng thành công nhờ việc xác định lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng hiệu quả.

Chiến lược STP giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing phù hợp

Mỗi đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường sẽ có các nhu cầu khác nhau. Vì vậy, khi xác định được chính xác thị trường mục tiêu và phân khúc mà mình hướng tới, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing phù hợp để thu hút khách hàng.

Phân tích các hoạt động của STP trong Marketing

Để hiểu rõ hơn các hoạt động trong STP, chúng ta hãy cùng đi phân tích từng giai đoạn của chiến lược này.

Phân tích các hoạt động của STP trong Marketing

Phân tích phân khúc thị trường (Segmentation)

Như ta đã biết, thị trường chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi. Tại đây có khá nhiều đối tượng khách hàng cũng như đa dạng các sản phẩm. Vậy làm sao để nhận diện được phân khúc thị trường phù hợp với các đặc điểm và mục tiêu của doanh nghiệp. Các phân khúc thị trường sẽ được phân thành các loại như sau:

  • Phân khúc thị trường dựa theo địa lý: Khách hàng ở những khu vực khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Ví dụ ở nông thôn thì nhu cầu về máy cày, máy gặt sẽ vượt trội hơn hẳn so với thành phố.
  • Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học hoặc xã hội học: Doanh nghiệp sẽ dựa vào các đặc điểm về xã hội học như giới tính, độ tuổi hay nghề nghiệp…để phân loại đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Phân khúc thị trường theo hành vi của khách hàng: Mỗi người tiêu dùng có thể có một hành vi mua bán, trao đổi khác nhau. Tuy nhiên, tất cả sẽ có các nét tương đồng nhất định. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ phân khúc thị trường theo các đặc điểm này như tần suất mua hàng, sở thích về sản phẩm, …
  • Phân khúc theo tâm lý người tiêu dùng: Xác định tâm lý người tiêu dùng tức là bạn đã xác định phân khúc thị trường của mình. Một số đặc điểm của sản phẩm khách hàng thường quan tâm chính là chất lượng, mẫu mã hoặc thậm chí là số lượng sản phẩm

Phân tích và xác định được thị trường mục tiêu (Targeting)

Sau khi đã phân khúc được thị trường thì marketing sẽ tiến hành khoanh vùng thị trường mà mình cần hướng tới. Đây chính là giai đoạn vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả chiến lược. Xác định được các thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc marketing sẽ lựa chọn công cụ nào để thu hút lượng khách hàng tiềm năng.

Các phương pháp nhằm tiếp cận và chinh phục khách hàng nên được đa dạng và thay đổi để phù hợp với từng thời điểm. Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương án marketing. Một số có thể kể đến như sử dụng truyền thông, các kênh quảng cáo trực tuyến, banner quảng cáo…

Phân tích và xác định được thị trường mục tiêu (Targeting)

Phân tích và định vị được thương hiệu (Positioning)

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải thể hiện được lợi thế cạnh tranh về các sản phẩm của mình. Điều mà khách hàng muốn đó là việc doanh nghiệp cho họ thấy sự lựa chọn này là đúng đắn. Xây dựng được thương hiệu không thể trong một thời gian ngắn, mà nó là cả quá trình. Vì thế, doanh nghiệp phải có một chiến lược lâu dài, đa dạng và hiệu quả.

Có 3 cách định vị thương hiệu sau:

  • Định vị chức năng – Functional Positioning: Đi sâu vào việc đáp ứng các nhu cầu về chất lượng và công dụng của sản phẩm.
  • Định vị biểu tượng – Symbolic Positioning: Xây dựng niềm tin từ các khách hàng thông qua đặc điểm mang tính biểu tượng của thương hiệu.
  • Định vị dựa vào sự trải nghiệm của khách hàng – Experiential Positioning: Khách hàng sẽ trải nghiệm những đặc điểm nổi bật nhất từ sản phẩm của công ty. Từ đó có thể đưa ra nhận xét và sự so sánh đối với các dòng sản phẩm tương tự.

Hi vọng, thông qua bài viết trên, các bạn đã hiểu STP là gì cũng như các bước để xây dựng được một chiến lược STP hiệu quả nhất. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu gì về dịch vụ seo, dịch vụ Entity, dịch vụ backlink và thiết kế Website vui lòng liên hệ với SEOTORO qua số điện thoại 0971206168 để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúc các bạn thành công!

Nhựt Seotoro

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *